Thông tin khác Phân bộ Châu chấu

Món châu chấu rang

Tại nhiều khu vực trên thế giới, châu chấu còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein. Tuy nhiên, việc tiêu thụ châu chấu cần thận trọng, do chúng có thể chứa sán dây (lớp Cestoda).[1]

Châu chấu di chuyển thành bầy

Các loài châu chấu di chuyển thành bầy là một số loài châu chấu râu ngắn trong họ Acrididae, đôi khi tạo thành các bầy rất lớn; chúng di chuyển theo cách thức có sự phối hợp (nhiều hay ít) và có chúng di chuyển tới đâu thì cây cối tại đó bị hủy diệt rất nhiều. Vì thế những loài này có hai pha: đơn độc và sống thành bầy. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc và hành vi khi mật độ quần thể là lớn và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho cây trồng. Các loài này bao gồm Schistocerca gregaria, Locusta migratoria ở châu Phi và Trung Đông, Schistocerca piceifrons ở Trung Mỹ. Các loài châu chấu khác bị coi là loài gây hại (mặc dù không thay đổi màu sắc khi tạo thành bầy) còn có các loài trong chi Melanoplus (như M. bivittatus, M. femurrubrum và M. differentialis) và Camnula pellucida ở Bắc Mỹ; Brachystola magnaSphenarium purpurascens ở miền bắc và miền trung Mexico; hay các loài trong chi Rhammatocerus ở Nam Mỹ.